TS Nguyễn Trung Thành - một doanh nhân trong lĩnh vực du lịch - một giảng viên chuyên ngành Tài chính. Tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Tài chính tại Mỹ khi vừa tròn 25 tuổi, anh Thành quay về Việt Nam làm giảng viên chuyên ngành Tài chính và thành lập công ty lữ hành.
Sự năng nổ và nhiệt tình cùng với đó là chuyên môn sâu được đào tạo tại nền giáo dục Anh, Mỹ của chàng tiến sỹ trẻ đã được đồng nghiệp đánh giá cao. Không dừng lại ở đó, chàng giảng viên còn nuôi sở thích đi du lịch, ước mơ đặt chân đến những vùng đất mới, khám phá nền văn hóa, ẩm thực và con người khắp nơi trên thế giới.
![]() |
Anh Thành chia sẻ, đam mê du lịch được anh ấp ủ từ khi còn là sinh viên ngồi trên giảng đường ĐH Kinh tế Quốc dân. Ngay tại thời điểm đó, anh đã lập riêng cho mình kế hoạch để có thể theo đuổi con đường du lịch bằng cách trao dồi kiến thức và nâng cao trình độ với chương trình học Thạc sỹ tại London, Anh. Không chỉ dừng lại ở đó, chàng thanh niên trẻ này còn tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn của mình với bằng Tiến sỹ chuyên ngành Tài chính tại Mỹ.
Năm 2012, anh Thành đã thành lập Công ty CP tư vấn Duy Thành với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là hoạt động lữ hành du lịch. Đây vừa để thực hiện ước mơ đi đến những vùng đất mới, vừa có thể quảng bá cho Hà Nội ngàn năm và Việt Nam giàu tiềm năng du lịch.
![]() |
Theo anh Thành, là một DN trẻ kinh doanh lữ hành và thành lập sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cùng với các công ty lữ hành khác thì Công ty Duy Thành cũng gặp nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, Duy Thành vẫn luôn phải đổi mới và huấn luyện nhân viên để nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hóa.
Trở lại với công việc trên bục giảng, Nguyễn Trung Thành là một thầy giáo trẻ với cả một trái tim yêu nghề. Anh cho biết, cái hay của nghề giảng viên là truyền tải được những kiến thức mà mình có đến sinh viên. Cái tốt của làm kinh doanh là tích lũy được kinh nghiệm quản lý thực tế. Biết cách kết hợp giữa việc chia sẻ, truyền tải kinh nghiệm quản lý cũng như các tình huống thực tế xảy ra trong doanh nghiệp đến sinh viên sẽ giúp họ có thêm hành trang khi đi làm.
![]() |
Với vai trò là giảng viên chuyên ngành tài chính và là CEO của một công ty du lịch, TS Nguyễn Trung Thành luôn cố gắng thu xếp thời gian để hoàn thành tốt cả hai công việc. Đồng thời, trong những bài giảng của mình, anh thường chia sẻ với sinh viên về những vấn đề tài chính mà công ty gặp phải như: việc phân bổ vốn cố định, vốn lưu động; việc xác định các chỉ tiêu tài chính công ty...
“Với đam mê và nhiệt huyết của nhà giáo, tôi mong các bạn sinh viên có một hành trang lý thuyết và thực tế khi tốt nghiệp ra trường” - anh Thành cho biết.
TS. Nguyễn Trung Thành còn là tấm gương cho nhiều bạn trẻ bằng sự chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn hơn mình trong những chuyến từ thiện gần xa. Anh lập ra Quỹ phúc lợi Duy Thành Foundation để cùng các cổ đông công ty cũng như tập thể nhân viên và các mạnh thường quân có kinh phí thực hiện những chuyến đi nghĩa tình cho đồng bào khó khăn khắp nơi trong cả nước.
Doãn Phong
" alt=""/>Chàng tiến sĩ trẻ đi gần 40 quốc giaHội thảo “Đảm bảo an toàn thông tin cho chuỗi cung ứng ICT” do Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) phối hợp cùng hãng bảo mật Kaspersky tổ chức mới đây mổ xẻ các vấn đề liên quan đến bảo mật chuỗi cung ứng, và nêu các giải pháp phòng vệ cần thiết.
Trong bài trình bày của mình, ông Yeo Siang Tong - Tổng giám đốc Kaspersky Đông Nam Á - dẫn 3 ví dụ về các cuộc tấn công vào chuỗi cung ứng chỉ mới diễn ra năm ngoái. Trong đó, các nạn nhân không hề bị tấn công trực tiếp mà lãnh hậu quả từ sơ hở của các đối tác trong hệ thống kết nối mạng. Ông Yeo cũng nêu một số giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam phòng ngừa hình thức tấn công mới.
Ví dụ, vụ rò rỉ tại nhà mạng Singtel (Singapore) hồi tháng 2/2021 khiến thông tin của 129.000 khách hàng và thông tin tài chính của các cựu nhân viên bị phơi bày. Trong vụ này, thay vì tấn công vào hệ thống của Singtel vốn được bảo vệ nghiêm ngặt, kẻ gian đã nhắm vào một hệ thống chia sẻ tập tin có kết nối với hệ thống của Singtel, sản phẩm của một công ty phát triển cách đây hai thập kỷ.
Vụ việc ở Singapore Airlines vào tháng 3 cũng diễn ra với thủ đoạn tương tự. Hacker tấn công vào máy chủ hệ thống dịch vụ hành khách của một công ty trong lĩnh vực vận tải hàng không. Kết quả, dữ liệu thông tin 580.000 thành viên đăng ký hãng hàng không quốc gia Singapore bị xâm phạm.
Ngay cả một công ty công nghệ cũng bị kẻ xấu tấn công, làm ảnh hưởng đến những nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng của công ty này bị ảnh hưởng. Cụ thể, nhóm REvil tấn công ransomware vào công ty Kaseya (Mỹ) vào tháng 7/2021 kèm theo yêu cầu đòi 70 triệu USD để khôi phục dữ liệu khách hàng. Khoảng 60 nhà cung cấp dịch vụ được quản lý (MSP) và gần 1.500 khách hàng doanh nghiệp của công ty này bị ảnh hưởng. Thay vì tấn công trực diện, nhóm hacker đã tận dụng lỗ hổng trong giải pháp quản lý và giám sát từ xa (RMM) của Kaseya.
Nhìn vào các công ty bị tấn công thuộc đa dạng ngành nghề, chuyên gia Kaspersky nhận định lĩnh vực nào cũng có thể bị hacker nhắm đến.
Sau những bài học kể trên, ông Yeo Siang Tong khuyên doanh nghiệp Việt Nam cần rút ra một số kinh nghiệm phòng tránh. Cụ thể, hệ thống kết nối mạng càng phức tạp càng mở ra nhiều cơ hội cho tội phạm trên không gian mạng, do đó cần đơn giản hoá và tối ưu mạng lưới.
Nhìn những cuộc tấn công nói trên, rõ ràng khả năng bảo mật của một doanh nghiệp không chỉ nằm trong tay doanh nghiệp đó mà phụ thuộc vào các đối tác khác. Một cuộc tấn công bất kỳ vào chuỗi cung ứng ICT hoàn toàn có thể tác động tới các công ty trong mạng lưới. Khi đó, vấn đề bảo mật thống khách hàng và hệ thống mạng trở thành trách nhiệm chung của toàn chuỗi cung ứng. Sau một cuộc tấn công, không chỉ doanh thu mà danh tiếng của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng.
Giám đốc hãng bảo mật dẫn ra một số nguyên tắc để gia cố chuỗi cung ứng. Chẳng hạn, cần xây dựng các nguyên tắc cốt lõi, tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo mức độ an toàn thông tin nhất quán tại tất cả các công ty liên quan. Đồng thời cải thiện các quy trình và quy định về cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng ICT.
Ở tầm vĩ mô, cần có các chiến lược quốc gia khả thi về an toàn thông tin, xây dựng năng lực an toàn thông tin và hợp tác công-tư.
Trong quá trình xây dựng quy trình hay ứng phó với các cuộc tấn công vào chuỗi cung ứng, ông Yeo Siang Tong nhấn mạnh yếu tố bảo mật các điểm cuối, đồng thời cần có sự hợp tác của nhiều bên để xây dựng năng lực bảo mật.
Hải Đăng
Nhận định tấn công mạng nhắm vào chuỗi cung ứng ICT ngày càng gia tăng, các chuyên gia cho rằng, các tổ chức tại Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó thông qua việc chia sẻ, cập nhật tri thức về hình thức tấn công này.
" alt=""/>Nguy cơ bảo mật kiểu mới: Quýt làm, cam chịu!Trứng
Triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy có thể xảy ra.
Khi bạn đã loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống trong một thời gian, có thể thử riêng lòng đỏ và lòng trắng trứng để đánh giá phản ứng. Có thể tránh triệu chứng bất dung nạp bằng cách tuân theo chế độ ăn uống như bị dị ứng với trứng.
Đậu phộng (lạc)
Dù không bị dị ứng khi ăn đậu phộng, bạn vẫn có thể bất dung nạp, với các triệu chứng hô hấp hoặc tiêu hóa có thể xảy ra.
Thực phẩm cần loại bỏ: Đậu phộng, bơ đậu phộng, kẹo và đồ nướng có chứa đậu phộng.
Động vật có vỏ
Nếu không dung nạp thức ăn từ động vật có vỏ như sò, cua, tôm hùm, hàu, tôm thường, bạn có thể có các triệu chứng tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn sẽ không bị sốc phản vệ như dị ứng với chúng.
Gluten
Một số bằng chứng cho thấy nhạy cảm với gluten có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích (tiêu chảy, táo bón và đầy hơi).
Một số loại ngũ cốc có gluten bao gồm: Lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, lúa mỳ Xpenta, bột ngũ cốc, lúa mì Kamut. Cần kiểm tra nhãn thực phẩm vì gluten có thể có trong bánh mì, mì ống, ngũ cốc, thanh ngũ cốc, bánh quy giòn hay trong đồ ngọt, đồ uống, gia vị, nước sốt và thịt chế biến.
Ngô
Nếu bất dung nạp ngô, bạn có thể không tiêu hóa được ngô hoặc bị rối loạn tiêu hóa khi ăn thực phẩm làm từ ngô. Các triệu chứng ruột kích thích như thay đổi vận động ruột, đau bụng và đầy hơi, cũng có thể xảy ra.
Thực phẩm cần loại bỏ: Ngô, ngô đóng hộp, bỏng ngô, siro ngô, bột làm bánh (cần đọc kỹ nhãn),...
Đậu nành
Nhiều người trưởng thành cho rằng các triệu chứng ruột kích thích của họ là do ăn các sản phẩm làm từ đậu nành.
Các thực phẩm cần tránh: Đậu phụ, đậu nành Nhật, xì dầu, sốt Teriyaki, miso, tamari, đậu nành lên men chiên Indonesia, protein thực vật được lấy từ đậu nành. Cần đọc kỹ nhãn thực phẩm, nhiều thanh protein, món ăn vặt, mì ống, ngũ cốc và các sản phẩm thay thế thịt được làm bằng đậu nành (như protein đậu nành).
Thịt bò, thịt lợn
Nếu không dung nạp một số loại thịt, bạn có thể bị khó tiêu, buồn nôn, đầy bụng. Hãy thử tìm những nguồn thịt mà động vật được nuôi trên đồng cỏ, chú ý đến cách chúng được nuôi dưỡng, cho ăn.
Cà phê
Những người bất dung nạp cà phê thường bị rối loạn tiêu hóa. Nên bỏ cà phê từ từ để ngừa triệu chứng cai nghiện caffein nếu định gạch tên cà phê và đồ uống cà phê như latte, mocha.
Thực phẩm giàu FODMAP
FODMAP là loại carbohydrate có thể lên men, thẩm thấu và hấp thụ kém. Một số người không thể dung nạp thực phẩm này, gây ra triệu chứng tiêu hóa.
Phụ gia thực phẩm
Một số người không dung nạp một số thành phần trong thực phẩm hơn là bản thân thực phẩm đó. Các chất không dung nạp phụ gia thực phẩm phổ biến nhất là màu thực phẩm, natri benzoate, sulfite.
Bác sĩ Đoàn Thu Hồng, Viện Y học ứng dụng Việt Nam